Đám cưới Jolie-Pitt sẽ có phong vị Việt Nam và 4 nước?

14/08/2012 06:50 GMT+7 | Văn hoá

                           

(TT&VH) - Không ai biết được chính xác Angelina Jolie và Brad Pitt đang có những kế hoạch gì cho đám cưới của họ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc các con của cặp đôi này xuất thân và cất tiếng khóc chào đời ở nhiều nước khác nhau chắc chắn sẽ làm cho lễ cưới của họ trở nên thú vị hơn. Báo giới Mỹ cho rằng, rất có thể cặp đôi này sẽ đưa phong tục truyền thống của một số nước vào đám cưới của mình.

1. Campuchia: Cậu con trai cả của Brangelina - Maddox (11 tuổi) - là người Campuchia.

Theo truyền thống, lễ cưới ở Campuchia gồm rất nhiều nghi lễ và thường kéo dài 3 ngày, 3 đêm. Tuy nhiên, hiện nay lễ cưới ở Campuchia chỉ “gói gọn” trong 1 ngày.

Trước tiên, chú rể và gia đình đưa lễ vật tới gia đình cô dâu. Gia đình 2 bên giới thiệu bà con họ hàng và bạn bè thân thiết. Cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới cho nhau. 2 gia đình cùng hát các ca khúc truyền thống và sau đó là tiệc trà. Cô dâu, chú rể cắt tóc và đây được coi là biểu tượng cho sự khởi đầu của cuộc sống mới. Sau đó, các khách mời đám cưới buộc những sợi “dây may mắn” vào cổ tay trái và phải của cô dâu, chú rể. Sau mọi “thủ tục”, đám cưới tiếp tục diễn ra vui vẻ.

Gia đình đa chủng tộc của Brad Pitt- Angelina Jolie.

2. Việt Nam: Cậu con trai thứ 2 - Pax Thiên (8 tuổi) - là người Việt Nam.

Theo truyền thống, cô dâu không chỉ mặc một bộ đồ cưới. Tại lễ cưới chính thức, cô dâu mặc áo dài trắng truyền thống. Nhiều đám cưới còn có tiệc trà chính. Lúc ấy, cô dâu và chú rể phải rót trà mời cha mẹ và các “bậc sinh thành” sẽ đưa ra những lời khuyên cho cặp đôi trẻ.

3. Ethiopia: Cô con gái Zahara (7 tuổi) là người Ethiopia.

Tộc người Karo ở Ethiopia thường săm vào bụng cô dâu nhiều biểu tượng khác nhau. Jolie thì chẳng hề lạ lẫm với nghệ thuật săm trổ khi trên người cô đã có một số hình săm. Còn tộc người Gamo thì có truyền thống lạ thường hơn: Vào ngày diễn ra đám cưới và trước khi chú rể tới tiệc cưới, cô dâu tiếp khách, một số phụ nữ trong số khách mời sẽ ban phước lành cho cô dâu bằng việc bôi bơ hoặc gelo marache (loại bơ đám cưới được làm bằng ruột) và rắc cỏ lên đầu cô dâu.

4. Namibia: Cô con gái đẻ Shiloh (6 tuổi) được sinh ra ở Namibia.

Theo truyền thống ở Namibia, cô dâu đeo một chiếc mạng che mặt làm bằng da dê được bôi hắc ín, mỡ súc vật và đất son. Tộc người Himba ở Namibia còn tham gia vào việc giả “bắt cóc” cô dâu trước khi diễn ra đám cưới. Sau lễ cưới, cô dâu được đưa vào một ngôi nhà và ở đây cô được nhắc nhở về những bổn phận của người vợ. Sau đó, cô được “chấp nhận” vào gia đình nhà chồng và lúc đó những người thân của chú rể bôi mỡ bò lên người cô dâu.

Tộc người Nama ở Namibia thì có truyền thống quen thuộc hơn. Vào ngày cưới, đồ ăn được đưa đến nhà cô dâu. Sau khi cử hành hôn lễ chính thức tại nhà thờ, lễ cưới còn kéo dài vài ngày. Đêm tân hôn, cô dâu và chú rể vẫn ngủ riêng.

5. Pháp: Cặp song sinh Knox và Vivienne (3 tuổi) được sinh ra ở Pháp.

Theo truyền thống, người ta thường dùng một chiếc rương to của một phụ nữ chưa kết hôn để đựng quần áo của cô dâu khi ra ở riêng. Tại một số thành phố nhỏ ở Pháp, sáng ngày tổ chức đám cưới, chú rể vẫn ghé thăm nhà cô dâu. Khi chú rể “hộ tống” cô dâu tới lễ đường, trên đường đi cô dâu sẽ cắt những dải ruy-băng trắng do trẻ em cầm. Cô dâu, chú rể sẽ không có thời gian riêng cho tới khi lễ cưới kết thúc. Tới khuya, cặp tân lang, tân nương cùng bạn bè sẽ cùng khiêu vũ cho tới khi chú rể mời họ dùng các món ăn nhẹ.

Việt Lâm (lược dịch)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm