Bóng đá Việt và chuyện 'du học' Đức

25/04/2017 14:49 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Cả đương kim thuyền trưởng các ĐTQG Nguyễn Hữu Thắng và HLV trưởng đội tuyển U20 Việt Nam Hoàng Anh Tuấn đều đang ở Đức cho các kế hoạch cùng bóng đá nước nhà, gần nhất là tập huấn – chạy đà tiến tới FIFA U20 World Cup 2017, sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào cuối tháng 5 tới. Còn với các nghiên cứu sinh - du học sinh người Việt, sẽ được miễn hoàn toàn học phí, nếu các trường học ở Đức chấp nhận hồ sơ. Bóng đá, bằng với mối quan hệ truyền thống, mang lại nhiều mối lợi.

Nửa thế kỷ trước, ông thầy người Đức đầu tiên là Karl-Heinz Weigang từng đến miền Nam Việt Nam và giúp bóng đá Việt Nam vô địch Merdeka Cup 1966. Karl-Heinz Weigang còn quay lại dải đất hình chữ S 30 năm sau đó, cùng với chiếc HCB SEA Games 1995 tại Chiang Mai, Thái Lan. Ngoài chuyên môn, Karl-Heinz Weigang còn giúp các cựu danh thủ như Trần Minh Chiến, Nguyễn Hồng Sơn…, có cơ hội được phẫu thuật tại nền y học thể thao phát triển bậc nhất của Đức.

Sau Karl-Heniz Weigang, thông qua FIFA, Đức tiếp tục tiến cử với VFF GĐKT Rainer Willfeld (người nhận lương trực tiếp từ Liên đoàn bóng đá Đức), phụ trách bóng đá nữ và các tuyến trẻ quốc gia, suốt một giai đoạn dài (1994-2004). Với Rainer Willfeld, người “một bụng kinh luân”, FIFA kỳ vọng có thể giúp các nền bóng đá “vùng trũng” như Việt Nam phát triển. Nhưng sự hợp tác này không hiệu quả, khi ngài Willfeld thiếu đất dụng võ và phải ra đi.

Người Đức cuối cùng rời Việt Nam là cựu danh thủ - HLV Falko Goetz, ông thầy được giới thiệu là có bản “CV” hoàn hảo nhất từng đến Việt Nam, sau thất bại tại SEA Games 2011, với chỉ 1 năm làm việc.

Và ngay lúc này, VFF đang làm việc cùng 3 chuyên gia đến từ Đức, trong đó có GĐKT Juergen Gede, trợ lý HLV thể lực Martin Forkel và bác sỹ phụ trách các vấn đề hồi phục chấn thương Pablo Lester Sawicky. Bắt đầu từ Đức, hiện tại và có thể cả tương lai của bóng đá Việt Nam cũng là Đức.

Bóng đá Việt Nam tại AFF Cup: Từ Weigang đến Miura

Bóng đá Việt Nam tại AFF Cup: Từ Weigang đến Miura

Kể từ lần đầu tiên giải vô địch Đông Nam Á (AFF Cup, với tên gọi tiền thân là Tiger Cup và bây giờ là AFF Suzuki Cup), năm 1996, đã có đến nửa tá các ông thầy ngoại từng kinh qua cabin ban huấn luyện (BHL).

Đức được xem là nền bóng đá phát triển bậc nhất thế giới, trong quá khứ cũng như hiện tại, ở hầu hết các hạng mục: Từ hệ thống đào tạo trẻ, đến một Bundesliga hấp dẫn bậc nhất, rồi nền y học thể thao, cách thức tổ chức các ĐTQG, tham vọng, năng lực và thành tích... Điều này là không cần phải bàn cãi nữa. Sự nghiệp “tầm sư học đạo”, cả HLV Hữu Thắng và Hoàng Anh Tuấn đều từng trải qua các khoá tu nghiệp ngắn hoặc dài hạn tại quốc gia hàng đầu châu Âu này.

Trong một trao đổi với người viết, khoảng thời gian đội tuyển U16 Việt Nam tham dự VCK U16 Đông Nam Á 2016 trên đất Campuchia, Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn khẳng định, Đức là hình mẫu tốt nhất có thể mà bóng đá Việt Nam có thể học hỏi, bởi đến người Nhật cũng từng qua Đức học cơ mà?! Kế hoạch tập huấn tại Đức của đội tuyển U20 Việt Nam cho chiến dịch FIFA U20 World Cup 2017, có lẽ vì thế được VFF thông qua từ rất sớm.

Không chỉ Nhật, mà cả Anh hay Brazil đều phải cử các chuyên gia đến Đức mà học hỏi, huống hồ Việt Nam? Một mối quan hệ mà tất cả dường như chỉ có lợi. Điều cốt lõi ở đây là VFF và đội ngũ những người làm chuyên môn phục vụ các ĐTQG, có được tiếng nói chung, cũng như sự thống nhất quan điểm - Tận dụng được quan hệ đó để phát triển,

Nguyệt Bàn
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm