Nhìn lại những ứng viên di sản thế giới

15/08/2008 13:29 GMT+7 | Tin di sản

(TT&VH Online) - Việt Nam đã thành công trong việc đề 7 di sản thế giới nhưng cũng gặp phải không ít thất bại và tiếc nuối. Đó sẽ là những kinh nghiệm cho chúng ta trên "đấu trường di sản" hôm nay.

1. Những thất bại bước đầu
 
Cố đô Hoa Lư
Năm 1991, VN đề cử liền 1 lúc 4 di sản Cố đô Hoa Lư, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vịnh Hạ Long, chùa Hương nhưng do ít kinh nghiệm nên hồ sơ làm rất sơ sài. Khi đề cử lên, các chuyên gia UNESCO đã vào tận nơi để "thẩm định" và trả lại hồ sơ của chùa Hương cùng Vịnh Hạ Long, kèm theo lời phê rằng chưa đạt yêu cầu, cần phải bổ sung, hoàn chỉnh. 3 năm sau, năm 1994, Vịnh Hạ Long đã hoàn chỉnh hồ sơ và được công nhận là di sản thế giới. Còn hồ sơ chùa Hương, suốt 3 năm đó, vẫn án binh bất động.

Từ năm 1994 trở đi, khi chùa Hương được xét đến, thì bắt đầu có những biểu hiện lộn xộn trong lễ hội ở đây. Sự lộn xộn tiếp tục tăng lên, đến năm 1997 thì tính chất thương mại hóa đã phá hỏng những ấn tượng tốt đẹp của du khách quốc tế về nó. Rồi nạn dùng mìn phá đá để mở thêm hang động, nạn buôn thần bán thánh với 42 chùa giả, động giả... Những "tai tiếng" đó đều không lọt qua được "tai mắt" của các chuyên gia UNESCO, và đó cũng chính là lý do khiến lúc đó các cơ quan chức năng quyết định tạm gác lại việc đề cử di sản này. (Được biết, gần đây, chùa Hương đang được khởi động đề cử lại vì đã giải quyết được những khúc mắc nói trên)
 
Vườn quốc gia Cúc Phương bị trượt trong đợt xét năm 1991 vì lúc đó ở đây chưa giải quyết được thỏa đáng vấn đề bảo tồn. Ngay giữa trung tâm vườn, người ta chăng lưới nuôi động vật hoang dã như sở thú, không đảm bảo yêu cầu đối với một vườn quốc gia là "cây gì, con gì phải ở nguyên đấy".

Cố đô Hoa Lư cũng trượt vì một lỗi tương tự. Những dấu tích vật chất của cố đô Hoa Lư không đủ sức thuyết phục về tính toàn vẹn và tính nguyên gốc của di tích, hơn nữa, theo ý kiến của một số chuyên gia, cũng không nên tiếp tục đề cử cố đô Hoa Lư.
 
Năm 2001, VN cũng đệ trình hồ sơ múa Thái, hát Chèo Tàu lên UNESCO (do Hội Văn nghệ dân gian tiến hành), nhưng cũng không thành công.
 
Theo PGS-TS Trương Quốc Bình, Uỷ viên Hội đồng Di sản Quốc gia, để giành được danh hiệu di sản văn hóa thế giới thì các di tích phải đảm bảo được 2 yếu tố là có giá trị nổi bật toàn cầu và có các biện pháp quản lý hữu hiệu.

Hoàng Thành Thăng Long
2. Các di sản đang được đề cử:
 
- Sắp trình hồ sơ Hoàng thành Thăng Long lên UNESCO
 
- Để VQG Cát Tiên trở thành di sản thế giới...
 
- Không gian văn hóa vùng đất tổ Hùng Vương sẽ là Di sản thế giới?
 
- Thành Nhà Hồ - tòa thành đá xanh 600 tuổi
 
- Hang Con Moong - ngôi nhà lớn của người tiền sử
 
- Đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng lần 2 vì những giá trị gì?
 
 
- Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh
 
....
 
(tiếp tục được cập nhật)


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm