Màn hình OLED – tương lai của LCD, Plasma ???

17/02/2009 11:50 GMT+7 | Cuộc sống Số

(TT&VH Online) - Pioneer, Vizio đã chính thức khai tử LCD, Plasma thì loại màn hình thay thế tiếp theo hiện vẫn à một câu hỏi lớn. Rất nhiều người đã chọn OLED nhưng rõ ràng OLED còn rất nhiều việc để làm.

 

Màn hình OLED (Organic light-emitting diode) lần đầu tiên đã xuất hiện từ khoảng năm 1996, cho đến năm 2007 đã được nhiều người biết đến với kích thước tỏ ra ưu thế hơn nhiều so với những loại màn hình LCD, Plasma khác về độ mỏng cũng như tính tiện dụng, độ sắc nét cao.


Màn hình OLED "siêu mỏng"

 

“Với tình hình kinh tế suy thoái như hiện tại chắc chắn việc phổ biến màn hình OLED có giá cao là không dễ, do đó việc đầu tư cho OLED thời điểm này và thu lại được lợi nhuận là điều không dễ” Paul Gagnon, một trong những nhà nghiên cứu thị trường màn hình của DisplaySearch cho biết.

 

Nếu so sánh độ dày của màn hình 31 inch với một chiếc LCD, Plasma cùng cỡ thì màn hình OLED chỉ có vẻn vẹn 4,3 mm, tức là bằng một phần mười màn hình LCD thông thường. Trong khi ấy, mức độ điện năng tiêu thụ lại chỉ bằng gần nửa so với TV LCD 32 inch. Ngoài ra, tuổi thọ của màn hình OLED còn lên tới 35.000 giờ.


Liệu OLED sẽ là sự thay thế cho LCD, Plasma

 

Màn hình OLED sử dụng công nghệ đèn màn hình diode phát quang không cần quá nhiều điện năng như LCD, Plasma. Chính với đặc điểm này màn hình OLED ngay từ khi ra mắt đã được đánh giá sẽ là sự thay thế tuyệt vời cho màn hình phẳng trong tương lai.

 

Tuy nhiên, với những khả năng ưu việt có trên màn hình OLED chắc chắn số đông sẽ chọn OLED là sự thay thế tuyệt vời nhất trong tương lai, nhưng chi phí để phát triển và sản xuất loại màn hình này là không nhỏ.

 

Theo Sony, một trong những ông lớn đi đầu trong phát triển loại màn hình OLED cho biết, hãng đã chi khoảng 243 triệu USD cho chi phí ban đầu và chi phí này sẽ tiếp tục tăng lên khá nhiều từ nay đến năm 2010.


LCD, Plasma không còn cơ hội "sống sót"

 

“Khi màn hình OLED được phổ biến hơn so với hiện nay với khoảng10 triệu màn hình xuất xưởng một tháng chắc chắn giá của nó sẽ rẻ hơn từ 10 – 20% so với hiện tại” Phát ngôn viên của Sony cho biết.

 

Không chỉ về chi phí phát triển là rất lớn mà giá bán ra không rẻ là điều đương nhiên cho mỗi chiếc Tivi OLED. Muốn sở hữu một chiếc Tivi OLED người sử dụng sẽ phải “móc hầu bao” lên đến hàng nghìn USD. Rõ ràng, với khủng hoảng kinh tế đang ngày càng trầm trọng như hiện nay đó là vấn đề lớn với rất nhiều người.

 

Hiện tại, nghiên cứu phát triển loại màn hình “siêu việt” OLED có rất nhiều “ông lớn” như Samsung, Sony, LG Electronics, Toshiba và Panasonic. Tuy nhiên, trong số đó mới chỉ có Sony đã có một số mẫu OLED xuất hiện trên thị trường.

 

Theo những đánh giá, nhận định từ các chuyên gia phân tích thị trường hàng đầu thế giới để được phổ biến rộng rãi các nhà sản xuất màn hình OLED sẽ còn phải làm rất nhiều việc không chỉ về chi phí sản xuất mà còn cả giá thành bán ra hợp với nền kinh tế thế giới đang suy thoái. Rõ ràng đó là điều không dễ dàng ở thời điểm hiện tại nhưng OLED hiện vẫn là sự quan tâm hàng đầu chi “ngôi vị” của LCD và Plasma.

 

Vũ Ngọc (Theo Cnet)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm