26/11/2008 05:56 GMT+7 | Truyền hình thực tế
![]() Nhà báo Việt Văn |
Đạo diễn Trần Lực: Vấn đề chất lượng phim dính dáng tới nhiều thứ. XHH như chúng ta đang nói thực chất là Đài thiếu phim phát sóng và thuê bên ngoài làm. Tư nhân bỏ tiền ra làm phim đổi lại bằng thời lượng quảng cáo và phim thì kiểm duyệt theo tư duy của mỗi nhà đài. Trong thời kỳ tư nhân tham gia vào sản xuất phim truyền hình có một số phim hay, chất lượng. Nhưng ngược lại cũng có nhiều phim rất dở. Nhiều hãng lao vào lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất, làm thật nhanh.
![]() ĐD Trần Lực. Ảnh: N.Đ.T |
BK Phạm Ngọc Tiến |
Dung hòa lợi nhuận và chất lượng
Nhà báo Việt Văn: Thực tế, vì để có lợi nhuận, nhiều phim kéo càng dài tập càng tốt. Tôi cũng muốn nói đến việc quy định về quảng cáo trong phim bao nhiêu %. Nếu tôi không nhầm thì theo quy định hiện hành, chỉ được phép quảng cáo ở đầu phim và cuối phim, nhưng thực tế, phim phát sóng, quảng cáo xen vào bất kỳ lúc nào.
Đạo diễn Trần Lực: Với các hãng phim tư nhân, tự bỏ tiền làm phim và đổi bằng thời lượng quảng cáo. Điều này không thành vấn đề với các nhà sản xuất tư nhân một khi dám chấp nhận cuộc chơi này, vì thực tế có nguồn tiền, làm phim chậm thu cũng không sao. Nhưng với tư cách nhà sản xuất, tôi có thể nói rằng, phim làm lỗ thì chết. Khi làm phim, chúng tôi cũng phải giải bài toán phim có lãi để còn có động lực làm phim sau, chứ nếu không thế thì chỉ 3 phim là đóng cửa. Nếu đặt lợi nhuận lên cao cũng sẽ ảnh hưởng tới sự chuyên nghiệp trong sản xuất phim truyền hình. Lợi nhuận và chất lượng nghệ thuật là 2 yếu tố khác nhau. Ở Hãng phim Đông A đó là 2 bộ phận biệt lập. Bộ phận kinh doanh không thể chi phối nội dung phim. Nhưng để bán được hàng, phải có sản phẩm tốt. Thực tế có phim dở, nhưng vẫn hút được khán giả, bán được quảng cáo, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc đó là bộ phim tốt.
Đi tìm một giải pháp
Nhà báo Việt Văn: Thời gian gần đây, chất lượng phim Việt nhìn chung đã khá hơn so với trước kia, nhưng không còn mang ý nghĩa của “giờ vàng phim Việt” nữa. Vì thực tế, nếu không nâng cấp chất lượng phim lên thì một món ăn cũ sẽ không thu hút mãi khán giả. Bằng chứng là trước kia, Người giàu cũng khóc đã gây cơn sốt, nhưng sau đó, bộ phim cũng của Mexico Đơn giản tôi là Maria lại không thể làm được điều đó, khi đó khán giả đã chán rồi. Tương lai phải tính tới sự thay đổi. Vừa qua, khán giả bầu chọn cho phim Ma làng, nhưng phim này tôi nghĩ không hay. Gió làng Kình mới chiếu vài tập, chưa nói được gì, nhưng nếu nó không hơn Đất và Người hay Ma làng thì cũng nguy hiểm. Tôi nghĩ làm phim phải nâng cao thị hiếu của khán giả, chứ đông người thích chưa hẳn đã là tiêu chí của thành công.
Đạo diễn Trần Lực: Để cải thiện chất lượng phim, phải để mỗi hãng phim (tư nhân cũng như nhà nước) phát huy thế mạnh của họ chứ không nên gò nhau vào sở thích của nhà đài. Như thế, phim sẽ giống như những sản phẩm sản xuất dây chuyền vậy. Theo tôi, với cơ chế như hiện nay, khó có thể kỳ vọng gì quá lớn... Dư luận thời gian gần đây phản ứng khi có quá nhiều quảng cáo xen vào giữa phim. Nhưng thực tế, quảng cáo nhiều thì nhà đài hưởng chứ các hãng tư nhân không hề được hơn 1 đồng nào so với giá thỏa thuận. Thực tế, phim hay hay dở đều có giá đổ đồng. Mà một khi cơ chế như vậy cứ tiếp tục duy trì thì không thể có được những bộ phim ra tấm ra món...
Để có phim XHH chất lượng, cần dung hòa lợi ích nhà đài mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các hãng phim tư nhân. Nhưng điều này khó vì làm gì thì làm, vẫn chỉ có từng ấy “cửa ra”. Phim chúng tôi làm xong, bản quyền không có. Những chàng trai đa cảm là bản quyền của VTV. HTV có thoáng hơn một chút, phim chiếu xong 1 năm thì hãng sản xuất có thể bán bản quyền cho đài khác. Muốn phim hay, phải có được những bộ phim sống mãi. Nhưng nói thật, bản quyền thuộc về chúng tôi thì chúng tôi mới làm những bộ phim sống mãi ấy chứ.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất